Siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được sử dụng rộng rãi tại nhiều gia đình. Siro có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý ở trẻ nhỏ khi mà con chưa thể uống thuốc.
Về cơ bản, siro khá giống với thuốc Tây, nhưng có vị thơm ngon và dễ uống hơn. Hơn nữa, loại siro trị viêm mũi trị ứng ở trẻ nhỏ còn được làm từ nguyên liệu thiên nhiên an toàn, không gây lên tác dụng phụ, được cho là lựa chọn rất phù hợp với trẻ em.
Mặc dù siro không phải là thuốc “chuyên” trị viêm mũi dị ứng, song được rất nhiều bà mẹ tin dùng để điều trị cho con. Như vậy, liệu siro chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ có thực sự hiệu quả? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
1/ Có nên sử dụng siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ?
Qua quá trình sử dụng cho con, nhiều phụ huynh đã cho phản hồi tốt về công dụng của siro trong việc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Không những thế, sản phẩm từ thiên nhiên này cũng được các mẹ tin dùng vì an toàn cho trẻ có sức đề kháng yếu.
Theo các chuyên gia, siro hoàn toàn không phải là thuốc, mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Do vậy, trước khi quyết định có nên sử dụng siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ hay không, các mẹ có thể đọc về ưu nhược điểm của chúng để hiểu hơn về loại siro này.
Ưu điểm của siro viêm mũi dị ứng
Được chiết xuất từ thảo dược, siro đảm bảo lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đây là yếu tố mà các mẹ quan tâm hàng đầu vì con nhỏ có hệ miễn dịch yếu và sức đề kháng kém.
Siro trị viêm mũi dị ứng có mùi hương thơm và vị ngọt dễ uống sẽ kích thích trẻ ngon miệng. Đối với thuốc đắng, các mẹ thường gặp khó khăn khi cho con uống, nhưng với siro, các mẹ sẽ trở nên “nhàn hạ” hơn.
Ngoài ra, siro không chỉ hỗ trợ trị viêm mũi dị ứng, mà còn có thể giảm các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi cấp tính, đau họng hay chảy nước mũi.
Nhược điểm khi sử dụng
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, siro cũng có một số nhược điểm mà các mẹ cần lưu ý khi áp dụng cho con.
+ Siro có tác dụng chậm, thường phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của trẻ. Do vậy, để có được hiệu quả cao, nhiều khả năng các con phải sử dụng trong thời gian dài.
+ Sử dụng siro cho trẻ có cơ địa nhạy cả thường gây ra kích ứng cơ thể
+ Việc chia lượng khó chính xác vì thường dùng thìa/ nắp để ước lượng
+ Thời hạn sử dụng của siro thường ngắn do khó bảo quản
Do đó, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn trước khi mua các loại siro hay thuốc viêm mũi dị ứng cho bé.
2/ Các loại siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ trên thị trường. Để biết được nên chọn loại nào cho con, các mẹ cần tìm hiểu kỹ công dụng của sản phẩm nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Siro trị viêm mũi dị ứng Aerius syrup
Aerius syrup có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, đỏ mắt, ho và ngứa họng.
Cách dùng:
+ Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi: Sử dụng 2ml (1mg), uống 1 lần/ngày cùng hoặc cách xa bữa ăn.
+ Đối với trẻ từ 1-5 tuổi: Sử dụng 2,5ml, uống 1 lần/ ngày, cùng/ cách xa bữa ăn.
+ Đối với trẻ từ 6-11 tuổi: Sử dụng 5ml uống 1 lần/ ngày, cùng/ cách xa bữa ăn.
Siro trị viêm mũi dị ứng Muhi Nhật Bản
Siro Muhi có công dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ bao gồm: ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi…
Liều dùng: Ở tất cả các trường hợp, các mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày sau khi ăn, và mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
+ Trẻ 3-6 tháng tuổi: Sử dụng 5ml/ lần
+ Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: Sử dụng 6ml/ lần
+ Trẻ 1-3 tuổi: 7,5ml/ lần
+ Trẻ 3-7 tuổi: 10ml/ lần
Siro trị viêm mũi dị ứng cho bé Coje
Siro Coje có thể làm giảm nhanh các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi. Đây là sản phẩm nên sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Liều dùng: Các mẹ nên cho con uống 3-4 lần/ ngày sau khi ăn, và tránh dùng chung với sữa bò.
+ Trẻ từ 2-6 tuổi 5-10ml/ lần
+ Trẻ từ 7-12 tuổi: 15ml/ lần
Siro trị viêm mũi dị ứng CottuF
Với thành phần chính Chlorpheniramine maleat kháng dị ứng, Siro CottuF làm giảm các triệu ứng như nghẹt mũi hay sổ mũi, giảm nhanh tiết dịch mũi và chống sưng đỏ niêm mạc ở trẻ nhỏ.
Liều dùng:
+ Trẻ từ 2-12 tuổi (cân nặng dưới 30kg): Sử dụng 100ml/ ngày
+ Trẻ từ 2-12 tuổi (cân nặng trên 30kg): Sử dụng 200ml/ ngày
+ Trẻ từ 12 trở lên: Sử dụng 200ml/ ngày
Ngoài những loại siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ đã liệt kê ở trên, các mẹ có thể tham khảo thêm Siro Difesa. Đây là loại siro có thành phần từ nguyên liệu tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ nhỏ. Qua đó, các con có thể tránh những nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và bảo vệ mình khỏi các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng.
Tham khảo chi tiết sản phẩm Difesa – Siro tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch
3/ Cần lưu ý gì khi dùng siro cho bé
Trong khi sử dụng siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo tính hiệu quả và sự an toàn cho con.
+ Các mẹ nên cho trẻ dùng siro vào buổi sáng và trưa, thay vì buổi tối để tránh gây tổn hại cho men răng trẻ. Nếu cần cho con uống buổi tối, hãy đánh răng bé sạch sau khi uống
+ Cho bé uống đúng như liều lượng và uống liên tục từ 1-2 tháng
+ Lắc đều siro trước khi cho con uống để các dưỡng chất được hòa đều
+ Chú ý chọn các sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được loại siro thích hợp nhất cho con
+ Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho con để bảo vệ bé khỏi mầm bệnh. Hạn chế cho bé tới các khu vực ô nhiễm, tránh tiếp xúc với động vật
+ Tuyệt đối không cho trẻ uống siro cùng sữa bò hoặc uống ở thời gian gần nhau. Nguyên nhân là do hai sản phẩm này sẽ hình thành chất sắt không hòa tan và cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu tốt
Bên cạnh các loại siro điều trị viêm mũi cho con, mẹ có thể tìm hiểu thêm về nước muối ưu trương Nebial 3%. Đây là giải pháp điều trị không sử dụng kháng sinh dành cho các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như khô mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Những thông tin cơ bản về siro trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ trên hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về loại siro này cũng như có được lựa chọn phù hợp nhất để điều trị cho con mau chóng khỏe lại.
Tham khảo thêm:
– Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất?
– Review thuốc trị sổ mũi cho bé thường dùng và các lưu ý cần biết