Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không? 4 cách xử lý đơn giản hiệu quả

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không đang là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Một số phụ huynh lo lắng ngáy là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trẻ ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến có khả năng kéo dài trong một thời gian. Ngáy có thể báo hiệu một số vấn đề liên quan đến hô hấp khi ngủ. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bé ngủ ngáy ở những thông tin sau.

1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Để biết được trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không, ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong hầu hết các trường hợp, tiếng thở ồn ào như ngáy không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Một số nguyên nhân sau có thể gây ra chứng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bị nghẹt mũi

Thông thường, trẻ ngủ ngáy chỉ đơn giản là đang bị nghẹt mũi. Nếu đúng như vậy, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng ngáy ngủ của con vẫn tiếp tục và trầm trọng hơn sau khi nhỏ nước muối, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hậu quả của việc ngủ không đúng giấc

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể do không ngủ đúng giấc hoặc thiếu ngủ. Cơ thể mệt mỏi sẽ dễ dàng khiến trẻ khó ngủ và gây ra tình trạng ngáy. Việc thiếu ngủ còn gây bất lợi cho sự tăng trưởng và phát triển: tăng cân kém, đái dầm, béo phì, khó ngủ, khó thở vào ban đêm…

trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Do Amidan, adenoit to hoặc sưng

Amidan và adenoit xuất hiện ở gần phía sau cổ họng là một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể. Nếu bộ phận này lớn hơn hoặc sưng lên vì nhiễm trùng, có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn nhịp thở khi ngủ ở trẻ em.

Béo phì

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em thừa cân có nhiều khả năng ngủ ngáy. Rõ ràng việc trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không là điều cần lo lắng nếu do nguyên nhân béo phì. Thừa cân có thể làm thu hẹp đường thở và tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

do trẻ thừa cân

Bé bị dị ứng

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy cũng có thể do dị ứng. Dị ứng bùng phát có thể gây viêm mũi khiến bé khó thở và ngủ ngáy nhiều hơn.

Bệnh hen suyễn

Giống như dị ứng, hen suyễn có thể ức chế nhịp thở bình thường và gây tắc nghẽn một phần đường thở. Kết quả là bé có thể ngáy trong lúc ngủ.

Bé ở trong không khí bị ô nhiễm

Chất lượng không khí thấp có thể gây khó khăn cho quá trình hô hấp bình thường. Điều này ảnh hưởng đến tình trạng ngáy của bé, nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

không khí phòng ngủ của con ô nhiễm

2/ Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì?

Một triệu chứng bệnh phổ biến nhất gây ra ngáy là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Đây là tình trạng luồng không khí bị cản trở, khiến bé thức giấc vào ban đêm hoặc nồng độ oxy giảm. Tắc nghẽn đường thở có thể do Amidan và u tuyến phì đại, làm chất lượng giấc ngủ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, trẻ ngủ ngáy có thể đang mắc bệnh hen suyễn hoặc bị dị ứng như đã đề cập.

3/ Khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không?

Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thông thường không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, ngáy thường xuyên hoặc nặng nề hơn là dấu hiệu của rối loạn nhịp thở khi ngủ có thể gây ra hậu quả cho sức khỏe.

trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không

Điều này có thể liên quan đến sự phát triển trí não bị suy giảm, hiệu suất học tập giảm và các vấn đề tim mạch như huyết áp cao, và hành vi thay đổi. Ngủ ngáy còn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ, anh chị em chung phòng với trẻ ngủ ngáy.

Lo lắng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không, ba mẹ cần theo dõi quá trình ngáy của con và cân nhắc đưa con đến cơ sở y tế nếu thấy tình trạng này kéo dài quá lâu.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ có sao không?

4/ Cách xử lý bé bị ngủ ngáy phải làm sao

Về cơ bản, thói quen ngủ ngáy có thể tự khỏi mà không cần điều trị ở nhiều trẻ em. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ba mẹ có thể làm một số cách để ngăn ngừa rối loạn nhịp thở gây ra chứng ngáy ở trẻ, giúp con phát triển tốt hơn.

Cải thiện môi trường ngủ

Để trẻ ngủ ngon hơn, ba mẹ hãy tạo nên một môi trường ngủ lý tưởng cho bé. Ví dụ, giảm ánh sáng, tiếng ồn và để nhiệt độ phòng ở mức thích hợp nhất. Đây đều là những yếu tố góp phần tạo nên giấc ngủ ngon ít ngáy hơn cho bé.

cải thiện không gian ngủ cho con

Áp dụng cho bé một chế độ ăn lành mạnh

Ba mẹ nên chú ý các món ăn của con để đảm bảo bé không bị thừa cân. Như đã nói, béo phì có thể gây ra chứng ngáy ở bé, do vậy giảm cân cho bé là một biện pháp hợp lý. Trước khi đi tìm cách giảm cân, bạn cần lưu ý cho con ăn uống lành mạnh đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Nhỏ nước muối ưu trương, muối sinh lý cho bé trước khi ngủ

Giải pháp này được áp dụng khi bị khò khè do nghẹt mũi. Lúc này, bạn hãy dùng nước muối ưu trương hoặc muối sinh lý để nhỏ cho con. Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không nếu nguyên nhân là nghẹt mũi? Câu trả lời là ba mẹ không cần lo lắng và hoang mang, mà hãy làm thông thoáng đường thở cho con và theo dõi thêm các biểu hiện. Muối ưu trương sẽ có hiệu quả cao hơn trong các trường hợp bé nghẹt mũi nhiều, thường xuyên do hiệu quả làm loãng dịch nhầy tốt và giảm các triệu chứng viêm, nhiễm khuẩn hiệu quả hơn.

trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không

Mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm muối ưu trương Nebial 3% của hãng Dược phẩm Buona đến từ Ý. Nebial 3% có thành phần la muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm nên vừa mang lại hiệu quả làm sạch, thông thoáng tốt, vừa giúp bé rửa mũi nhẹ nhàng, bảo vệ niêm mạc mũi của bé.

Tạm biệt các cơn khò khè ở cổ với nước muối ưu trương Nebial 3%

Cho bé nằm nghiêng

Tư thế ngủ nghiêng là một giải pháp hoàn hảo để giảm tình trạng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh. Khi thấy bé khó thở và ngáy, mẹ hãy thử chuyển tư thế của con sang tư thế nằm nghiêng và xem hiệu quả đến đâu.

Nhìn chung, việc ba mẹ lo lắng trẻ sơ sinh ngủ ngáy có sao không là điều dễ hiểu. Ngáy là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang. Để biết con có sao không, hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp. Khi phát hiện thấy những biểu hiện lạ, hãy cho con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt do nguyên nhân gì? Mẹo xử lý

Trẻ sơ sinh ngủ 30 phút lại dậy nguyên nhân do đâu? Cần làm gì

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline