Ác mộng trẻ rối loạn tiêu hóa ngày Tết – Hướng dẫn cách phòng tránh & xử trí

Theo ghi nhận từ Bệnh viện Nhi TW, BV Nhi đồng Thành Phố (HCM),… thì rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm là là các căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Trong một số trường hợp khi không được phát hiện sớm và sơ cấp cứu kịp thời, trẻ đã gặp phải biến chứng nặng. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động phòng tránh và biết cách xử đúng cách. 

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

1. Phải làm gì để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa ngày Tết?

+ Duy trì thói quen ăn đúng giờ: ngày Tết giờ giấc sinh hoạt, ăn uống của trẻ thường bị đảo lộn. Do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi trước sự thay đổi đột ngột này nên trẻ hay gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc duy trì thói quen ăn đúng giờ cho trẻ và cả gia đình là cần thiết, tránh ép bé ăn vội vàng.
+ Cân bằng các nhóm chất: ngày Tết trẻ thường bị lôi cuốn bởi các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ được trang trí đẹp mắt, lạ miệng. Song chúng chứa nhiều calo, ít chất dinh dưỡng khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi và ít muốn ăn thêm các thực phẩm khác khi đến bữa. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, mứt Tết,… trong vòng 2h trước bữa ăn và chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Thay vào đó là chế độ ăn cân bằng, nhiều rau xanh và hoa quả dễ tiêu hóa cho con.

Ác mộng trẻ rối loạn tiêu hóa ngày Tết - Hướng dẫn cách phòng tránh & xử trí

Ngày Tết trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt rất dễ bị rối loạn tiêu hóa

+ Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn.
+ Chế biến thực phẩm kỹ, mềm, dễ tiêu hóa.
+ Uống nhiều nước: thực phẩm giàu đạm, chất béo ngày Tết khiến cơ thể cần nhiều nước hơn. Lên đến 75% khối lượng phân là nước. Vì vậy nếu thiếu nước trẻ rất dễ bị táo bón, khô da,…
+ Bổ sung men vi sinh: men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn giúp tăng miễn dịch đường tiêu hóa, hại khuẩn và độc tố bị đào thải ra ngoài, trẻ tiêu hóa tốt.
+ Không dùng thức ăn quá hạn sử dụng, ôi thiu, bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh, đồ chế biến lại nhiều lần, thực phẩm chưa chín kỹ,…
+ Rửa tay, thực phẩm sạch trước khi nấu.
+ Bảo quản thức ăn bằng cách đậy kín, tránh ruồi, gián, chuột,…

Tham khảo: 3+ thói quen tốt giúp trẻ ăn ngon & đủ chất, mẹ áp dụng ngay cho Tết này

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Khi trẻ không may bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc thiết lập lại chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn đúng giờ cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý, rối loạn tiêu hóa gồm nhiều trường hợp khác nhau: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… với mỗi trường hợp và mức độ sẽ có cách xử trí riêng. Khi các triệu chứng ở trẻ mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, phụ huynh nên sơ cứu theo các cách như:

  • Nếu trẻ tiêu chảy: Tiêu chảy là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể để đào thải chất độc ra ngoài. Vì vậy, việc cần làm lúc này là làm sao để việc đào thải được thuận lợi. Do đó, cần cho trẻ uống oresol bù nước và điện giải, ăn cháo loãng cà rốt, bổ sung men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy,… Tuyệt đối không cố cầm tiêu chảy bằng các loại lá, quả có vị chát như lá ổi, hồng xiêm xanh,… vì triệu chứng tiêu chảy có thể giảm bớt nhưng sự thực là chất độc đang bị giữ lại trong cơ thể trẻ rất nguy hiểm.
Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Nếu trẻ ói ọc, cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên để tránh hít sặc. Tích cực bổ sung nước và điện giải. Nếu trẻ còn đang bú mẹ, mỗi lần bạn cho trẻ bú ít hơn, mỗi 30 phút đến 1 giờ. Sau 8h nếu trẻ không ói nữa thì cho bé bú lại bình thường. Với trẻ lớn, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng. Nếu trẻ vẫn nôn ói, tạm ngưng khoảng 1h rồi cho trẻ ăn lại với lượng thức ăn ít hơn. Sau 4h nếu không còn nôn ói thì bổ sung cho trẻ với lượng thức ăn nhiều hơn.

Tham khảo: 3 bệnh lây nhiễm dịp TẾT 2020 mẹ bỉm sữa cần cảnh giác

  • Nếu trẻ táo bón, hãy tích cực cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh đặc biệt là các loại như rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh, chuối tiêu, cam, quýt, bưởi,… Thay đổi chế độ ăn uống sẽ rất hiệu quả khi triệu chứng táo bón mới xuất hiện. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp massage bụng, ngâm hậu môn với nước ấm cho bé.
  • Nếu trẻ đầy bụng, khó tiêu, men tiêu hóa hoặc men vi sinh lúc này có vẻ có lợi. Tuy nhiên, với men tiêu hóa, bạn không nên bổ sung quá 10-15 ngày để tránh bị lệ thuộc.
  • Cho trẻ (>2 tuổi) uống nước gừng ấm. Gừng có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm nhiễm và là một vị thuốc tốt cho người bị khó chịu dạ dày, tiêu chảy.
  • Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể, số lần và tính chất dịch ói, phân và nước tiểu.

Tham khảo: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?

Ngày Tết với chế độ dinh dưỡng, thời gian ăn uống thay đổi là điều khó tránh khỏi. Cha mẹ nên dự phòng sẵn men vi sinh tại nhà cho trẻ hỗ trợ điều trị tốt và kịp thời khi có các triệu chứng rối loạn xảy ra. Và cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khi có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, khát, tay chân lạnh, sốt cao, tiêu chảy nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, trẻ bỏ bú, mệt mỏi hoặc điều trị tại nhà kéo dài trên 2 ngày không khỏi.

Tham khảo: Simbiosistem Gocce – Men vi sinh đặc hiệu cho các rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thêm về sản phẩm Buona hay sức khỏe của bé, bạn hãy liên hệ với Buona qua facebook/zalo hoặc gọi trực tiếp đến Tổng đài 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline