Khó thở trẻ em là một vấn đề thường hay gặp phải đặc biệt khi thời tiết giao mùa, vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì cũng như cách xử trí ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Trẻ bị khó thở do nguyên nhân gì?
Tình trạng khó thở của trẻ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó nguyên nhân liên quan đến hô hấp là chủ yếu. Thông thường, trẻ bị khó thở thường là biểu hiện của một đợt nhiễm trùng đường hô hấp cấp như viêm phối, viêm phế quản do quá trình viêm kích thích sản xuất dịch trong phế nang và đường dẫn khí.
Tuy nhiên, cũng có một số bệnh lý gây nên tình trạng trẻ bị khó thở kéo dài, điển hình như bệnh ho gà hay hen phế quản do làm sưng tấy, chít hẹp đường thở từ đó dẫn tới giảm lượng khí ra, vào phổi gây nên khó thở.
Ngoài nguyên nhân về hô hấp thì một số nguyên nhân về mũi họng cũng được kể đến. Cuống mũi dị dạng, trong mũi có cục thịt hoặc tình trạng viêm mũi xoang gây sưng nề, tiết dịch làm giảm lượng không khí hít vào, từ đó cũng làm giảm lượng không khí tới phổi và gây nên tình trạng khó thở ở trẻ.
Nhiều trẻ vẫn bị nghẹt mũi khó thở nhất là khi nằm ngủ. Trẻ phải há miệng để thở và ngủ không yên giấc, hay thức dậy khóc do không thở được khiến trẻ bị thở khò khè. Nguyên nhân gây khó thở trong trường hợp này thường là nhẹ nhất bởi chỉ là sự tắc nghẽn đường thở do đờm nhớt tại mũi.
Trẻ bị khó thở khi nằm do ngạt mũi
Tham khảo: Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?
Trẻ em bị khó thở là bệnh gì?
Khó thở là tình trạng không có khả năng hấp thụ không khí, dẫn đến tăng hoạt động của các cơ hô hấp, kích thích thụ thể dẫn truyền thần kinh và tăng nồng độ pCO2 .
Các bệnh lý có thể gây khó thở thường xuyên nhất ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) và một số bệnh khác như hen suyễn do virus, amidan mở rộng, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng phổi, khó thở do tim, hay một số bênh khác ít gặp hơn như tắc mật, nhuyễn khí quản, xơ nang, rối loạn chức năng của dây thanh, biến dạng lồng ngực, yếu cơ hô hấp…
Ngoài ra, trẻ em bị khó thở cũng có thể do hít khói thuốc lá, tắc nghẽn đường thở vì hít phải một vật thể như mẩu thức ăn nhỏ…
Một trong những loại bệnh trên có thể đe dọa tính mạng, do vậy cần phải xử trí nhanh chóng trước khi đưa trẻ nhập viện. Việc này sẽ giúp khôi phục lượng oxy tối ưu, trước khi bắt đầu điều trị thích ứng với nguyên nhân của bệnh.
Dấu hiệu khi trẻ bị khó thở
Khó thở là tình trạng vô cùng nguy hiểm, khi trẻ xuất hiện các biểu hiện như thở nhanh, rút lõm lồng ngực, thở rít, thở khò khè, bạn nên đưa ngay trẻ tới các các cơ sở khám chữa bệnh để được khám và điều trị kịp thời tránh các sự việc đang tiếc có thể xảy ra.
+ Thở nhanh: Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/ phút trở lên, trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/ phút trở lên và trẻ từ 1 – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/ phút trở lên
+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở rút lõm lồng ngực: Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
+ Tiếng thở rít
+ Tiếng thở khò khè
+ Trẻ hoảng sợ, quấy khóc
Làm thế nào khi trẻ bị khó thở?
Trong trường hợp thấy các triệu chứng của trẻ nhỏ như nhịp thở nhanh, không thể khóc/ nói chuyện vì khó thở, gầm gừ khi thở, đôi môi tái, tiếng thở khò khè, có nôn và không giữ được chất lỏng…, cần đưa bé đến cơ sở y tế thuận tiện và sớm nhất có thể để được chữa khám kịp thời .
Những dấu hiệu này có liên quan đến bệnh lâm sàng nặng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ nhỏ. Tất cả các trường hợp này không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà, đặc biệt khi trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Ngoài ra, nếu trẻ không xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng trên, rất có thể bị nhiễm trùng do virus, đây là bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, do vậy các mẹ có thể giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn bằng cách:
+ Ngăn ngừa mất nước: Cho trẻ nhỏ bú nhiều sữa mẹ, hoặc sữa công thức, trẻ lớn uống nhiều nước. Bón cho trẻ ăn chậm hơn mọi khi.
+ Giảm tắc nghẽn: Dùng nước muối siinh lý nhỏ mũi làm loãng chất nhầy trong mũi, đồng thời hút sạch chất nhầy tỏng mũi bằng bầu hút hoặc máy hút mũi – miệng.
+ Dùng máy tạo ẩm dạng phun sương mát gần trẻ để bổ sung độ ẩm cho không khí.
+ Cho trẻ nghỉ ngơi, ở trong môi trường trong lành và không có khói thuốc lá.
+ Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, khi trẻ ngạt mũi khó thở chỉ cần vệ sinh mũi họng đúng cách với nước muối ưu trương, nước muối sinh lý sẽ làm loãng đờm nhày, thông thoáng đường thở và giúp trẻ dễ thở ngay. Đảm bảo giữ ấm và nâng cao sức đề kháng cho trẻ là việc làm cần thiết để phòng tránh tình trạng trẻ bị khó thở.
Tham khảo: Nước muối ưu trương 3% là gì?
Bảo vệ mũi họng cho trẻ phòng tránh khó thở cho trẻ
Với tình trạng nghẹt mũi thì nhỏ, xịt nước muối ưu trương là giải pháp nhanh chóng giúp loại bỏ nhầy mũi, bụi bẩn đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp cho trẻ, từ đó phòng ngừa khó thở tái phát cách hiệu quả.
Tham khảo: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách xử trí khi trẻ bị khó thở. Nhìn chung, các bậc cha mẹ không nên xem thường các vấn đề về khó thở của trẻ nhỏ, để tránh nhận lại hậu quả đáng tiếc không mong muốn. Chúng ta cần đăc biệt chú ý và theo dõi tiến triển của trẻ nhằm có những hành động xử lý kịp thời trước khi tình trạng bệnh của trẻ có chuyển biến xấu đi.
Tham khảo thêm:
– Nhận biết các tiếng thở bất thường ở trẻ em để điều trị đúng cách
– Bé 6 tuổi hay kêu chóng mặt do nguyên nhân gì? Phải làm sao?
Con em 7 tuổi bé thường thở dài hít vào sâu kêu khó thở mỗi lần bé thở là thở dài hít sâu và rất nhiêu lần như vậy mong bác sĩ cho biết con em bị làm sao ạ
Con mình giống con bạn. Khám nhiều nơi rồi. Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Con e gần 9 tuổi bé hay hít sâu và thở dài bảo là khó thở nhất là lúc nằm ngủ cứ nằm rồi lại ngồi dậy bảo là không thở được và thường xuyên trong ngày xin bác sĩ cho e biết nguyên nhân của bé và em phải làm sao a
Chào bạn Hương, bạn vui lòng inbox qua Zalo/Facebook hoặc gọi tới Hotline 0974.402.860 của Buona để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Chúc bé và gia đình bạn Hương sức khỏe!